Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Bật mí 04 cách tăng tỷ lệ chốt đơn hiệu quả bất ngờ

Làm thế nào để tăng tỷ lệ chốt đơn sales? Đây có phải nỗi “đau đáu” thường trực của hầu hết doanh nghiệp kinh doanh online chạy quảng cáo chuyển đổi – khi đã mất không ít chi phí và công sức để chạy ra được 1 contact?

Bạn đang làm cách nào để cải thiện tỷ lệ chốt? Training liên tục về sản phẩm, mời chuyên gia chia sẻ, cử sales đi học các khóa đào tạo về nghệ thuật bán hàng… Những cách này phần nào giải quyết về khía cạnh con người: Tâm lý, Kiến thức, Kỹ năng, truyền đạt và không thể phủ nhận hiệu quả của nó. Tuy nhiên, để nâng cao tỷ lệ chốt, có rất nhiều yếu tố mà doanh nghiệp rất dễ tác động nhưng lại thường bị xem nhẹ và bỏ qua.

Bài viết này sẽ “mách nước” các cách giúp tăng tỷ lệ chốt sales mà không phụ thuộc vào yếu tố “con người”, có tính ổn định và cho hiệu quả thấy ngay

1. Gia tăng tốc độ bằng cách tối ưu phân chia số cho sales

Khách hàng được liên hệ ngay trong vòng 15 phút sau khi để lại contact so với việc tới hôm sau mới được gọi tư vấn, ai cũng thừa hiểu rằng, trường hợp 1 có khả năng chốt đơn dễ dàng hơn.Vậy làm sao để sales nhận được số sớm nhất có thể khi contact còn “nóng hổi” và khách hàng đang khao khát có được sản phẩm nhất?

Thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng nhân sự để gom số từ các file google sheet rồi tiếp tục chia cho các sales gọi điện. Việc này rất tốn thời gian và công sức, chưa kể vấn đề sai sót, mất số, tuồn số ra ngoài.Trong khi đó, các giải pháp, phần mềm công nghệ hiện nay có thể giúp doanh nghiệp tổng hợp số realtime từ nhiều nguồn về một hệ thống lưu trữ duy nhất, chia số tự động ngay khi số về cho các tài khoản sales. Nhân viên sales chỉ cần vào tài khoản của mình trên hệ thống là có thể nhận ngay được contact mới.

2. Quy tắc chia số cho sales ảnh hưởng đến tỷ lệ chốt

Doanh nghiệp bạn đang chia số theo quy tắc nào?Chia đều cho các sales? Sales non cũng như sales cứng đều được nhận số contact như nhau? Điều này sẽ dẫn đến việc: bạn năng lực tốt thì thiếu số, bạn mới vào thì bị quá tải. Khi đó, doanh nghiệp chắc chắn không thể có được con số tỷ lệ chốt “trong mơ”.

Vậy, quy tắc chia số như thế nào sẽ giúp tối ưu tỷ lệ chốt. Tùy vào mỗi doanh nghiệp và quan điểm của nhà quản trị sẽ có cách chia số khác nhau. Có thể tham khảo 1 số quy tắc chia số cùng với ưu điểm và hạn chế của từng quy tắc trong bảng bên dưới (hình 1) để lựa chọn cách chia số phù hợp.

3. Tối ưu hiệu suất làm việc của sales giúp nâng cao tỷ lệ chốt

Tối ưu hiệu suất làm việc của sales là giúp sales có được contact chất lượng (giảm thiểu số không có nhu cầu, không đúng đối tượng) và tạo động lực để sales liên tục nỗ lực làm việc. Thứ nhất, để có được contact với tỷ lệ chốt sales cao thì bộ phận marketing phải mang được leads chất lượng về cho sales gọi điện. Muốn làm được điều đó, cần có báo cáo realtime thống kê doanh số và tỷ lệ chốt cho từng chiến dịch quảng cáo, để bộ phận marketing có thể cập nhật liên tục và tối ưu ngân sách theo hiệu quả doanh thu và tỷ lệ chốt (chứ không chỉ tối ưu dựa trên giá contact).

Ví dụ báo cáo MKT trong hình 2 dưới đây, ta có thể thấy chiến dịch “Landingpage Facebook” cho ra doanh số cao nhất và tỷ lệ chốt ở mức cao. Nhờ đó, Marketing có thể đẩy thêm ngân sách vào nguồn quảng cáo này để lấy về “số ngon” cho sales gọi.Bên cạnh đó, nhà quản trị nên nghe lại được các cuộc ghi âm cuộc gọi để xem cách tiếp cận – cách chào hỏi của sales với khách như thế nào, tỷ lệ sai số, thuê bao ra sao. Việc này vừa giúp kiểm soát chất lượng leads từ marketing mang về, đồng thời nắm bắt được năng lực của sales để lên phương án đào tạo

Thứ hai là phương pháp tạo động lực cho sales một cách liên tục BẰNG CON SỐ. Sales là những con số. Bởi vậy, Sales nên biết được doanh số của mình và thứ hạng trong team thay đổi như thế nào mỗi ngày, sẽ là động lực và mục tiêu để sales cố gắng làm việc (tham khảo hình số 3 bên dưới). Cuối ngày, CEO có thể dựa vào bảng xếp hạng này để trao thưởng nóng cho best seller. Phương pháp này rất trực quan và tạo sự hứng khởi khi mọi người đều thấy được sự “chuyển động” của những con số, giống như việc hồi hộp theo dõi sàn chứng khoán vậy.

4. Nhắc nhở sales gọi điện để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội chốt sales nào

Giám đốc hay các trưởng nhóm không thể luôn ngồi kè kè kiểm tra xem telesales liệu có bỏ sót số nào chưa gọi, số nào máy bận cần gọi lại sau 1-2 tiếng. Với số lượng lớn contact mới nhận mỗi ngày, sales cũng khó có thể nhớ được số nào cần làm gì tiếp theo.Nhà quản trị cần có “công cụ nhắc việc và thống kê” (tham khảo hình 4) giúp Sales biết được công việc trong ngày mình cần làm gồm:

  • Bao nhiêu số và số nào cần gọi mới
  • Bao nhiêu số và số nào cần gọi lại lần 1 (do lần trước máy bận, thuê bao)
  • Bao nhiêu số và số nào cần gọi lần 2,3,…
  • Bao nhiêu số và số nào cần gọi chăm sóc, check nhận đơn, mời mua tiếp…

Nhờ đó, Sales tự giác làm theo, không cần người kiểm soát và leader dễ dàng kiểm soát được tiến độ hoàn thành công việc của sales đó trong ngày.
Trên đây là 4 bí kíp giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chốt sales, tối ưu doanh thu và gia tăng lợi nhuận. Bài khá dài và hy vọng sẽ giúp ích cho các anh chị em đang chạy quảng cáo chuyển đổi ra sđt và telesales chốt đơn.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Xem bài viết gốc tại: Bật mí 04 cách tăng tỷ lệ chốt đơn hiệu quả bất ngờ
>> Xem cập nhật mới nhất tại Marketing đa kênh tại Đà Nẵng | Dana Agency



source https://quangcaodanang.com/bat-mi-04-cach-tang-ty-le-chot-don-hieu-qua-bat-ngo/

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Xây dựng thương hiệu qua sàn TMĐT – Những điều không thể bỏ qua

Đã qua rồi cái giai đoạn chỉ cần đăng bài lên sàn TMĐT là sẽ ra đơn, sẽ bán được, sẽ gom lúa. Người ta thường xem TMĐT là một nơi đơn thuần chỉ để buôn bán, nhưng thật ra TMĐT cũng đang dần vươn mình phát triển thành một kênh social mà ở đó ngoài việc bán hàng thì người bán còn có thể giao tiếp trực tiếp với người mua, nói cho người mua hiểu được thương hiệu mình có câu chuyện gì, sản phẩm mình tốt như thế nào. Vậy thì xây dựng tính cách hay câu chuyện thương hiệu trên TMĐT như thế nào?

Đầu tiên phải hình dung được tính cách thương hiệu là gì. Nói đơn giản thì giả dụ thương hiệu của mình biến thành một con người, thì con người đó bao nhiêu tuổi, hình dáng như thế nào, tính cách ra sao… Thường thì tính cách miêu tả nên thương hiệu của bạn cũng sẽ chính là hình mẫu tương đồng với nhóm khách hàng chính của bạn hoặc là người mà khách hàng nghĩ đến khi thấy thương hiệu và khách phải thích người đó.

Ví dụ như Julyhouse từ đầu mình xây dựng hình tượng người tiên phong nghiên cứu ứng dụng tinh dầu vào cuộc sống nên tất cả các sản phẩm đều đưa yếu tố tinh dầu lên hàng đầu và hình ảnh hay bao bì luôn tạo cảm giác thiên nhiên, ngoài ra phải liên tục nghiên cứu cho ra mắt các sản phẩm mới từ tinh dầu để giữ vị trí dẫn đầu, còn lý do thì xin google để biết rõ hơn (vì đây cũng không phải mục tiêu của bài viết này kk).

Tiếp theo cần biết được có những cách nào để thể hiện tính cách thương hiệu của mình trên TMĐT. Để làm được điều này thì chỉ cần một thứ duy nhất, tưởng khó mà dễ, là single-minded. Cần biến mọi thứ có dấu chân của thương hiệu trên sàn đều trở thành một công cụ thể khách hàng cảm nhận được về thương hiệu của mình.

Từ bộ nhận diện thương hiệu: hình ảnh về sản phẩm, font chữ, cách sắp xếp logo, cách thiết kế shop in shop…, đến từng cách đặt tên sản phẩm, từng đoạn miêu tả về sản phẩm, từng bài đăng dạo trên feed, từng cái story, cách sử dụng Livestream, từng câu trả lời CSKH… Ví dụ Julyhouse nhà mình là thương hiệu chuyên các sản phẩm chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cơ thể chiết xuất từ tinh dầu thiên nhiên. Hình ảnh sản phẩm nên lấy tone màu chủ đạo là xanh lá tạo cảm giác thiên nhiên hoa lá cỏ cây, đặt tên sản phẩm thì đặt là “Bình xịt tinh dầu đuổi muỗi sả chanh Julyhouse”.

Julyhouse – một cái tên nghe hết sức nữ tính và dịu dàng thân thiện – không thể trả lời khách cộc lốc, cục súc được. Khách có phàn nàn thì cũng một dạ hai thưa nhẹ nhàng tình cảm. Cũng không thể nhí nhảnh vui tươi như mấy brand trẻ trẻ, xưng mày – tao với khách mà lúc nào cũng chị chị em em, không thì cứ bạn – July/ bạn – shop cho dễ. Trước đây hình ảnh thì thường là hình sản phẩm đơn giản trên nền trắng, nhưng sắp tới mình cũng đổi, làm một bộ nhận diện thương hiệu xanh lè, nhìn cho nó tươi tắn thiên nhiên kk.

Mấy cái công cụ đăng dạo, chia sẻ bài viết trên các sàn cũng có thể hữu ích nếu tận dụng tốt, mỗi ngày đăng được 20 bài lận, tha hồ mà viết về thương hiệu về sản phẩm cho khách đọc. Cái feed đăng dạo đó nếu biết đường xây tốt thì y hệt như khách đang lướt FB vậy thôi. Chỉ sợ không đủ nhân lực vận hành thôi chứ không bao giờ sợ thiếu chuyện để làm.

Nói ra thì nhiều nhưng túm lại thì các trang bán hàng trên TMĐT giờ không đơn thuần còn là nơi bán hàng, khách hàng trên TMĐT không chỉ còn là lên mua hàng, họ đòi hỏi nhiều hơn như zậy: và cuối cùng chúng ta cần phải tận dụng các công cụ đang có như: Trang trí sản phẩm, trang trí gian hàng, đăng dạo, đăng story, chat now, livestream, thư cảm ơn khách hàng, cách đóng gói … thành 1 thống nhất và liên tục có mục đích cụ thể để có thể tạo ra 1 nhận diện thương hiệu tốt nhất.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]

Xem bài viết gốc tại: Xây dựng thương hiệu qua sàn TMĐT – Những điều không thể bỏ qua
>> Xem cập nhật mới nhất tại Marketing đa kênh tại Đà Nẵng | Dana Agency



source https://quangcaodanang.com/xay-dung-thuong-hieu-qua-san-tmdt-nhung-dieu-khong-the-bo-qua/

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Quảng cáo bán hàng trên sàn TMĐT – Những nguồn research không thể bỏ qua

Khi bắt đầu bán hàng trên sàn, đa số mọi người sẽ để ý rất nhiều đến nguồn hàng, sản phẩm, tìm hiểu qua rồi vội vàng tạo gian hàng và đăng sản phẩm ngay. Tuy vậy, nếu dành thời gian nghiên cứu thêm về thị trường, khách hàng, các đối thủ sẽ giúp mọi người có được sự chuẩn bị và một bản kế hoạch bán hàng tốt nhất, tối ưu tốt hơn từ đầu cũng như hiểu hơn về những gì mình sắp làm.

Như vậy, trong khuôn khổ bán hàng trên sàn TMĐT thì chúng ta nên nghiên cứu những gì?

1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG TMĐT

Có một câu nói mình rất thích là: “Đừng bán thứ bạn có, hãy bán thứ khách hàng cần”. Vì vậy, ở giai đoạn này chúng ta cần xác định xem thị trường có cần sản phẩm đó không? Có cầu không? Ước lượng dung lượng của thị trường?

Vậy, chúng ta có thể tìm hiểu ở đâu?

Thông qua báo cáo thị trường: Hầu như các báo cáo chất lượng hiện nay đề thu phí. Một số trang báo cáo miễn phí khá uy tín mà mình hay tham khảo như Qandme, Statistic, …
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng một số tips nho nhỏ như: Search trên Google: Keywords về ngành hàng + Report + PDF (Ví dụ “Vietnam Cosmectics Report PDF” – Tìm báo cáo về ngành mỹ phẩm tại Việt Nam) hoặc Search trên Google Hình ảnh: Keywords về ngành hàng + Demographic

1.1 Thông qua Volume từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngành hàng

Kiểm tra Volume từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngành hàng bằng Google keyword planner

Khi khách hàng quan tâm hoặc muốn một sản phẩm, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm từ khóa đó. Vì vậy việc nắm được volume từ khóa sẽ giúp bạn ước lược được độ lớn về tiềm năng ngành hàng.

Bạn có thể Sử dụng công cụ Google Keyword Planner trong Google Ads để xác định Volume từ khóa. Ngoài ra, công cụ này còn giúp bạn tìm hiểu được xu hướng tăng giảm của từ khóa đó trong một năm hoặc khoảng thời gian dài. Từ đó có thể giúp bạn có định hướng tốt hơn trong việc xây dựng kế hoạch bán hàng và marketing với các sản phẩm có cầu thay đổi theo mùa/ theo thời gian. Ngoài ra, Google Keyword Planner còn giúp bạn xác định được các từ khóa liên quan đến từ khóa bạn đang nghiên cứu, từ đó có kế hoạch tốt hơn cho hoạt động SEO/ Chạy đấu thầu từ khóa trên các sàn TMĐT sau này.

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Quảng cáo đấu thầu từ khóa để đo Volume của từ khóa đó ngay chính trong sàn Shopee. Khách hàng tìm kiếm qua Google có thể chỉ để tìm hiểu thông tin về sản phẩm nhưng khi khách tìm qua Shopee chắc chắn là khi đã có nhu cầu mua thực sự. Vì vậy Volume từ khóa qua các sàn sẽ phản ánh chính xác hơn mức độ quan tâm của những người muốn mua hàng thật sự.

Kiểm tra Volume từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngành hàng bằng Shopee ads

Bạn có thể sử dụng bằng cách truy cập vào Kênh người bán của Shopee -> Kênh Marketing -> Quảng cáo Shopee -> Đấu thầu từ khóa -> Thêm sản phẩm mới (Thêm 1 sản phẩm bất kỳ) -> Chọn từ khóa -> Thêm thủ công. Sau đó nhập các từ khóa bạn muốn nghiên cứu, Shopee sẽ hiển thị cho bạn Volume của từ khóa đó trong 30 ngày gần nhất. Một mẹo nhỏ là Từ danh sách các từ khóa liên quan đến ngành hàng được gợi ý bởi Google Keyword Planner, bạn sẽ nghiên cứu lại một cách chính xác hơn trong này. Sau đó listing ra 1 File để làm dữ liệu nghiên cứu và dữ liệu cho hoạt động SEO/ Đấu thầu từ khóa sau này.

1.2 Thông qua lượt bán trên các sàn:

Bạn có thể vào trang ngành hàng mà bạn định bán trên sàn, hoặc search từ khóa to nhất liên quan đến sản phẩm bạn định bán. Sau đó bạn vào Tab bán chạy, sẽ ra số lượng sản phẩm bán được trong 30 ngày gần nhất của các sản phẩm tốt nhất trong ngành hàng hoặc trong từ khóa đó. Chú ý bạn nên click vào 1 vài sản phẩm top đầu để xem sản phẩm đó có phải buff đơn ảo hay không. Nếu tỉ lệ đánh giá/ lượt mua tầm 25% – 40% thì khả năng cao là thật, sẽ đánh giá được chính xác hơn. Còn các bác mà cứ 1000 đã bán vài đánh giá thì là ảo rồi, sẽ không đánh giá được đúng về nhu cầu của sản phẩm đó.

1.3 Thông qua khảo sát khách hàng

Nghiên cứu khách hàng là một công đoạn quan trọng và thú vị. Như mình đã nói: “Đừng bán thứ bạn có, hãy bán thứ khách hàng cần”. Vì vậy bạn phải hiểu Khách hàng là ai, họ cần gì, họ mong muốn điều gì, những yếu tố nào về ngành hàng/ sản phẩm đó mà khách hàng quan tâm?
Để trả lời được những câu hỏi trên, điều quan trọng là bạn cần biết khách hàng xuất hiện ở những nơi nào? Có như vậy bạn mới quan sát và lắng nghe họ được.

1.4 Nghiên cứu qua các sàn thương mại điện tử

Để bán trên sàn, cách tốt nhất là hãy quan sát thông qua chính các sàn thương mại điện tử. Bạn có thể vào trong từng trang sản phẩm của các đối thủ và đọc phần Review đánh giá của khách hàng. Càng nên tìm đọc những đánh giá 1 – 4 sao để xem khách hàng chưa hài lòng ở điểm nào, từ đó mình sẽ hiểu được những vấn đề nào khách đang quan tâm.

Có một fact khá thú vị trước đây khi mình research về sản phẩm BCS, Khi mình nghiên cứu đánh giá của khách hàng với sản phẩm của Durex thì một số khách hàng rate 4 sao thậm chí 3 sao, 2 sao, 1 sao vì không che tên sản phẩm. (Vì lỡ không ở nhà có người nhận thay đọc được thì ngại) Có bạn còn báo là che rồi nhưng vẫn đọc được, không có tâm nên giảm 1 sao. Từ đó mình sẽ note lại 01 vấn đề khách hàng rất quan tâm khi mua hàng để có kế hoạch bán hàng tốt hơn cho mình.

1.5 Nghiên cứu qua các kênh marketing mà khách hàng có thể xuất hiện

Chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về khách hàng qua các kênh mà khách hàng có thể xuất hiện như Facebook, Tiktok, Fanpage đối thủ, Group cộng đồng, Youtube, Store… Trên Facebook, Có thể sử dụng công cụ Facebook Audience Insight để nghiên cứu.
Nghiên cứu qua báo cáo thị trường.

Báo cáo tổng quan ngành mỹ phẩm Việt Nam

Ngoài ra, thông qua việc tìm hiểu các báo cáo về thị trường với ngành hàng đó, bạn cũng có thể đọc được những phân tích về khách hàng thông qua khảo sát. Thường sẽ có phân tích về những điều khách hàng quan tâm, mức độ chi trả của khách hàng với dòng sản phẩm đó, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Khi nắm được những điều mà khách hàng rất quan tâm, hay những nỗi đau, trăn trở khi mua hàng của khách hàng đối với sản phẩm đó, bạn hoàn toàn có thể biến nó trở thành điểm mạnh của mình thông qua việc xây dựng thông điệp/ kế hoạch marketing để giải quyết những vấn đề đó. Chỉ đơn giản là việc đưa những nội dung khách hàng quan tâm nhất hay giải pháp/ chính sách bán hàng xóa bỏ những điều khách hàng dễ băn khoăn nhất lên hình ảnh/ video sản phẩm trên các sàn sẽ giúp khách hàng dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn, tăng tỉ lệ chuyển đổi Conversion Rate.

1.6 Thông qua đối thủ trong ngành hàng

Việc nghiên cứu đối thủ sẽ giúp chúng ta tìm ra những điểm mạnh để học hỏi, điểm yếu để làm tốt hơn đối thủ, biến đó làm một lợi thế cạnh tranh.
Tìm kiếm đối thủ: Bạn hãy search các từ khóa liên quan đến ngành hàng/ sản phẩm mà bạn định bán và list ra những gian hàng đang đứng top. Ngoài ra bạn nên tìm kiếm thêm những gian hàng Mall tốt nhất trong ngành hàng đó để tìm hiểu và học hỏi. Nên học từ những người tốt nhất, giỏi nhất mà. Như vậy, bài toán đặt ra là cần nghiên cứu những gì?

Hoạt động Marketing: 4P

Product (Sản phẩm): Nghiên cứu xem cơ cấu danh mục sản phẩm của đối thủ. Sản phẩm nào là sản phẩm chủ lực. Sản phẩm nào là sản phẩm phễu để kéo traffic vào gian hàng. Sản phẩm là sản phẩm tặng kèm, làm deal sốc?
Ngoài ra mình có thể nhìn được kế hoạch bán các sản phẩm/ combo sản phẩm thông qua banner gian hàng. Khi mình tìm hiểu về các gian hàng Mall trong ngành mỹ phẩm, một điều mình nhận thấy các gian hàng đều có chiến thuật bán combo theo các nhóm chức năng như: Đẹp thách thức bụi mịn ô nhiễm, Đẹp tươi trẻ từ bên trong, Đẹp thách thức đốm nâu – thâm nám, … Hay xây dựng combo bán theo lộ trình như Case Bí kíp dưỡng da từng bước của watsons (Tẩy trang -> Sữa rửa mặt -> Tẩy da chết -> Toner -> Serum -> Dưỡng ẩm -> Kem chống nắng). Đây là những chiến thuật rất hay để mình có thể học hỏi.

Price (Giá): Nghiên cứu xem đối thủ đang xây dựng giá như thế nào. Tầm giá nào với phân khúc sản phẩm của mình thì đang bán tốt trên thị trường. Từ đó có kế hoạch về định giá sản phẩm, cân đối cơ cấu chi phí (CP giá vốn, CP cố định, CP bán hàng, CP quản lý, ..) và lợi nhuận mong muốn của mình được tốt hơn.

Place (Kênh phân phối): Đối thủ bán hàng trực tiếp (F2C – Từ nhà máy bán thẳng đến người tiêu dùng) hay phân phối độc quyền một nhãn hàng nước ngoài về thị trường Việt Nam, hay là đại lý trong hệ thống kênh phân phối của một hãng. Từ đó sẽ suy ra được những lợi thế và nhược điểm của đối thủ với loại hình phân phối đó.

Promotion (Quảng bá): Trong phạm vi bán hàng trên sàn, bạn cần tìm hiểu các hoạt động promotion của đối thủ qua các công cụ marketing nội sàn như: Chương trình Marketing của sàn, Cài đặt khuyến mãi giảm giá, Combo khuyến mãi, Mua kèm deal sốc, Ưu đãi Follower, Miễn phí vận chuyển, Top sản phẩm bán chạy, Flash Sale, Shopee Feeds, Shopee Story, Shopee Ads, Tiki Ads, Lazada Ads.

Ngoài ra bạn cần tìm hiểu xem đối thủ có sử dụng nguồn traffic từ ngoài kéo về sàn hay không, hoạt động Promotion trên các kênh khác của đối thủ là gì. Có sử dụng Affliate Marketing hay không? Ví dụ khi tìm hiểu về các nhãn mỹ phẩm, mình thấy họ có chạy quảng cáo chuyển đổi kéo traffic về sàn để push cho các chương trình khuyến mãi của họ tại sàn. Hay khi tìm hiểu về ngành đồ trang trí trong nhà, mình thấy rất nhiều bên sử dụng phương pháp Seeding trong các Group như Nghiện nhà, Nghiện Decor rất hiệu quả. Từ đó, mình sẽ có kế hoạch cho hoạt động kéo traffic về gian hàng của mình.

1.7 Thông qua hoạt động Chăm sóc khách hàng trên sàn TMĐT
Với mình, chăm sóc khách hàng cực kỳ quan trọng. Chi phí để giữ chân khách hàng cũ chỉ bằng ⅕, thậm chí 1/10 chi phí để có được một khách hàng mới. Nhưng thật đáng buồn rằng đa số seller lại đang thờ ơ với hoạt động chăm sóc khách hàng.

Để tìm hiểu về hoạt động chăm sóc khách hàng, bạn hãy đóng vai là một khách hàng và mua hàng của đối thủ. Từ việc nhắn tin nhờ tư vấn, hãy cố gắng hỏi nhiều và đặt ra nhiều trường hợp để xem đối thủ xử lý như thế nào. Sau đó bạn có thể đặt luôn một đơn hàng thật để xem cách họ gửi hàng, đóng gói hàng hóa, chăm sóc khách hàng sau bán hàng ra sao.

Sau khi bán hàng xong họ có hoạt động nào để remarketing hay chăm sóc lại bạn hay không? Mình cũng học hỏi rất nhiều từ các seller tận tâm với khách hàng. Có những seller phản hồi chat rất nhanh, hỗ trợ đổi trả nhiệt tình. Có seller đóng gói rất cẩn thận, ngoài hộp sản phẩm bọc thêm cả chống sốc và hộp carton bên ngoài. Có seller tặng Voucher giảm giá cho lần sau, có người còn tặng luôn thẻ cào khi mình đánh giá sản phẩm cho họ. Có những seller bán từ Trung Quốc mình cũng có mua để tìm hiểu thì họ cũng có hẳn đội ngũ chăm sóc khách hàng bằng tiếng Việt, chăm sóc thậm chí còn tốt hơn các shop nhà mình. Mình học hỏi được rất nhiều từ những điều đó.

Từ những hoạt động nghiên cứu trên, bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng một kịch bản chăm sóc theo hành trình mua hàng của khách hàng để tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng, biến khách hàng trở thành Fan của bạn – điều mà bất kỳ nhà bán hàng nào đều khao khát.

KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Quá trình nghiên cứu với mình là cực kỳ cần thiết. Nó giúp ta hiểu hơn về thị trường, về những gì khách hàng thực sự cần và quan tâm, về những hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng của đối thủ. Từ đó giúp cho chúng ta có thể có kế hoạch tối ưu lại cơ cấu danh mục sản phẩm, xây dựng kế hoạch bán hàng từ marketing đến chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu không chỉ diễn ra trước khi ta bán hàng, mà song song quá trình bán hàng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về xu hướng thị trường, khách hàng, đối thủ. Kết hợp với việc phân tích doanh nghiệp của mình, xem xét các số liệu về hiệu quả bán hàng, doanh thu, chi phí. Từ đó cập nhật và tối ưu kế hoạch bán hàng theo từng giai đoạn được tốt hơn.

By ‎Thái Khắc Hưng‎ E-comerce

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Xem bài viết gốc tại: Quảng cáo bán hàng trên sàn TMĐT – Những nguồn research không thể bỏ qua
>> Xem cập nhật mới nhất tại Marketing đa kênh tại Đà Nẵng | Dana Agency



source https://quangcaodanang.com/quang-cao-ban-hang-tren-san-tmdt-nhung-nguon-research-khong-the-bo-qua/

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Móng chân bị gợn sóng? Thông tin chính xác nhất

 Móng chân bị gợn sóng, khởi thủy là do đâu? Móng tay và móng chân cái của em bị gợn sóng ngang. Bề mặt móng vẫn mịn, ko thô ráp, không đổi màu. ko biết tín hiệu đó có can dự đến thận ko ạ? Em cám ơn.


ThS.BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:

Chào bạn,

“Loạn dưỡng móng” tiêu dùng để chỉ chung lực lượng bệnh sở hữu những bất thường trên bề mặt phiến móng hoặc bị hư móng (bao gồm cả lõm móng và móng hình gợn sóng). sở hữu đông đảo duyên do liên quan, cần tìm ra duyên cớ và chữa trị triệt để thì móng mới sẽ mọc lại thường nhật.

Những nguyênn nhân thường gặp như chấn thương móng và nói quanh móng, những bệnh hệ thống, thiếu máu thiếu sắt, tiểu tuyến phố, cường giáp, suy giáp,… hoặc các bệnh da như vảy nến, lichen phẳng, viêm da thể tạng, pemphigus, thất thường bẩm sinh của móng, nấm móng...

Trước nhất bạn nên khám chuyên khoa Da Liễu để bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bạn nhé!

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Bí quyết khai thác tối đa hiệu quả website trong kinh doanh

Website quảng cáo bán hàng là một công cụ không thể thiếu khi bạn kinh doanh online. Nếu hầu như bạn chỉ đang phụ thuộc vào kênh bán hàng trên Facebook là chính, chứ không hề có 1 website nào để bán hàng thì có thể bạn đang làm mất trắng 90% lượng khách hàng tiềm năng rồi!

Tại sao các ông lớn luôn chú trọng bán hàng qua website?

Có một sự thật không phải chủ kinh doanh nào cũng biết khi bán hàng online…
Đó là 90% khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm của hãng có website bán hàng.
———————————————-
– Lưu trữ thông tin, sản phẩm, quản lý hàng hóa dễ dàng
– Cung cấp thông tin nhanh chóng, mang tính cập nhật để phục vụ tốt các đối tượng khách hàng
– Nâng tầm uy tín và giá trị thương hiệu
– Thu hút thêm nhiều khách hàng
– Có thêm khách hàng miễn phí
– Đẩy mạnh hoạt động bán hàng mọi lúc, mọi nơi
– Giúp triển khai các chiến lược marketing hiệu quả
– Giúp bạn không phụ thuộc vào Facebook và Google
– Giúp khách hàng của bạn dễ xem sản phẩm
– Giúp bạn chạy quảng cáo hiệu quả hơn
– Tạo kênh giới thiệu sản phẩm
– Bán hàng tự động 24/7
– Khối lượng thông tin cung cấp không hạn chế như quảng cáo trên báo chí
– Quảng bá ở thị trường toàn cầu (báo chí VN không giúp được điều này)
– Thông tin luôn sẵn có trên website và có thể được xem bất kỳ lúc nào, tìm kiếm dễ dàng
– Tiết kiệm chi phí quảng cáo (giá xây dựng và duy trì một website rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo trên báo chí, nội dung cũng không bị giới hạn)
– Thông tin dễ dàng được thay đổi mà không phải in lại như brochure, catalogue, danh thiếp…
– Tương tác với đối tượng khách hàng (hỗ trợ, tư vấn, đặt hàng…)
– Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng (siêu thị điện tử), nhân sự (nhân viên phục vụ)
– Rút ngắn khoảng cách giữa Doanh nghiệp nhỏ và lớn (trên website – nếu làm chuyên nghiệp – thì không ai biết đây là DN lớn hay nhỏ vì TMĐT có tính chất “không biết mặt nhau, không thăm viếng thực sự”)

Làm cách nào để bán được hàng trên website nhanh nhất?

Có thể bạn đã tốn rất nhiều công sức để đưa khách hàng về website để chốt sale, nhưng việc chốt sale không lại không tốt do website không tương thích với thiết bị truy cập của họ, không có giá hấp dẫn, không trình bày dễ hiểu, không giao tiếp với họ tốt để thuyết phục họ đặt hàng thì cũng chỉ là lãng phí tiền của. Vậy thì phải làm như thế nào?
– Lại một lần nữa mình nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự QUAN TRỌNG và HỮU ÍCH của nội dung website. Bạn phải biết rằng, nội dung website cần thiết cho khách hàng của bạn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi hành động phát triển website của bạn.
– Bạn cần phải có mức giá hợp lý, chương trình khuyến mại hấp dẫn và có giới hạn về thời gian hoặc số lượng, khiến khách hàng sợ bị bỏ lỡ cơ hội ấy.
– Bạn cần phải có hộp chat trực tuyến (livechat, tawk.to, messenger,…). Khi khách hàng truy cập website, lập tức có một cửa sổ chào khách hàng và nhu cầu của họ, bạn phải sẵn sàng tư vấn cho họ một cách vô tư để tối ưu trải nghiệm và tăng chuyển đổi bán hàng.
– Vấn đề thanh toán, giao hàng, bảo hành cũng là những vấn đề bạn cần làm sao cho nó đơn giản, dễ dàng nhất có thể và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.
– Một yếu tố không kém phần quan trọng nhưng nó là kết quả của thời gian dài liên tục và nhất quán của bạn đối với khách hàng. Đó là thương hiệu của bạn. Khi bạn đã chiếm được cảm tình của khách hàng trước đó, thì việc mua hàng cũng diễn ra nhanh hơn và trôi chảy hơn. Việc bạn đã có thương hiệu cũng giúp khách hàng đến với bạn một cách tự nhiên mà chẳng cần mất tiền quảng cáo.

Một trang web thành công không thể chỉ được xây dựng trong một ngày. Chuyển trang web của bạn thành một công cụ kiếm tiền giúp duy trì số lượt truy cập của khách hàng là điều cực kỳ quan trọng. Một số checklist cho bạn:
– Nội dung là yếu tố quan trọng giúp xây dựng website uy tín và chuyển đổi
– Trình bày sản phẩm đẹp mắt
– Thống kê, đo lường tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
– Tặng mã giảm giá, coupon mua hàng
– Thêm các công cụ hỗ trợ trực tuyến tương tác khách hàng (livechat, tawk.to, messenger, zalo, chatbot,…)
– Xác định điểm nóng trên website
– Cố gắng tạo ra lưu trường truy cập do tìm kiếm
– Bố cục trang web gọn gàng không lộn xộn
– Hệ thống thanh toán nhanh gọn
– Thông tin liên hệ rõ ràng
– Cập nhật sản phẩm thường xuyên
– Tạo ra quy trình mua hàng đơn giản nhất
– Trang bị kỹ năng chốt sales, đội telesale,…
Mình có viết 1 tài liệu bài về 26 checklist để xây dựng 1 website chuẩn chỉnh từ a-z và có thiết kế cả Infographic cho những ace nào cần cứ cmt để mình gửi thêm nhé.

16 cách kéo traffic về Website hiệu quả tăng tỷ lệ chuyển đổi không ngờ

Việc tạo ra nội dung hay đã mất thời gian nhưng việc quảng bá nó lại vô cùng quan trọng và tốn không kém công sức. Đây là 1 hoạt động nghiêm túc cần thực hiện để tạo bước đệm cho việc từ khóa lên top & từ đó tự có traffic tiềm năng truy cập sau đó.

Với 4 yếu tố quan trọng tạo nên thành công của website
1. Content
– Công cụ hỗ trợ viết Content tìm kiếm ý tưởng: Google Search, Google Suggest, Ahrefs, Keywordtoolio, Hubspot, Auto viral content, KWFinder, Buzzsumo…
– Công cụ nghiên cứu từ khóa: Ahrefs, Keyword planner, Keywordtoolio,…
– Công cụ hỗ trợ viết Content đánh giá, đo lường: Google Analytics, Ahrefs, Google Search Console,…
– Và còn nhiều công cụ khác nữa…

Trích một phần công cụ trong khóa học content marketing của mình 😀

2. Onpage
Các yếu tố quan trọng, bắt buộc với Onpage
➤ Rất quan trọng
Crawlability: Đảm bảo Bot có thể truy cập được trang để thu thập và đánh chỉ mục
Unique: Nội dung duy nhất, độc đáo có giá trị
Speed: Tốc độ load trang nhanh 3-5 giây
True Targeted Keyword: Lựa chọn từ khóa mục tiêu phù hợp cho nội dung

➤Quan trọng
Keyword xuất hiện trong các Tag quan trọng như: Title, Description, H1, URL, Anchor text của internal link, ATL của ảnh
Liên kết nội bộ trỏ đến những nội dung liên quan
Giao diện đáp ứng, tương thích với nhiều thiết bị
Dữ liệu có cấu trúc, giàu thông tin (Rich Snippets, Data structured)
Nội dung được cập nhật thường xuyên

➤ Khá quan trọng
Keyword xuất hiện trong: Body content, Bold/Italic,
Sử dụng Canonical chính xác
Kiểm tra broken link
Nội dung thể hiện trực quan sinh động
Valide W3C HTML, CSS, Javascript

3. Backlink
4. Traffic
Trong đó, cách để quảng bá nội dung thu hút cho bài viết theo quy trình mình thường sử dụng là sau khi tối ưu onpage & nội dung (content). Thì yếu tố thứ 4 tiếp tục đóng phần quan trọng trong hoạt động làm SEO đó là TRAFFIC.

Cần một khoảng thời gian sau 1-3 tháng, và đôi khi lâu hơn với những website mới thì từ khóa mới bắt đầu có top. Nếu bạn đang đọc nội dung này trong giai đoạn đầu năm 2020, Tâm tin rằng lý do bạn biết đến nó không hẵn là SEO mà từ hoạt động kéo traffic khác.
Cụ thể có những hình thức sau giúp bạn kéo traffic cho bài viết trên website:

1. Chạy quảng cáo Google ads
Google rất thích các website có chạy ads & những bài viết đang chạy ads chắc chắn sẽ thu hút được traffic tiềm năng & là lợi thế rất lớn để được ưu tiên lên top. Tuy nhiên hình thức này chỉ phù hợp với chạy quảng bá sale page hay nội dung gì đó quan trọng có khả năng chuyển đổi mang lại lợi nhuận (để bù chi phí ads). Với những bài viết dạng này của mình hiện tại nếu chạy ads chỉ có #sml thôi!

2. Chạy quảng cáo Facebook ads
Đây cũng là hoạt động tương đối tốn kém, nhưng nếu đưa về các bài viết hay sales page giúp chuyển đổi đơn. Song song đó là các traffic đúng đối tượng quan tâm vào đọc nội dung để giúp bài viết có trust lên top google tốt hơn…

toi uu quang cao facebook moi nhat 2020

3. Share lên các mạng xã hội (Twitter, Pinterest, Insta, linkedin,…)
Những traffic từ mạng xã hội rất quan trọng giúp Google nhanh chóng index & đánh giá cao nội dung đó. Bạn nên tạo tài khoản các mạng xã hội phổ biến & xây dựng chút nền tảng từ các kênh đó. Share nội dung bạn viết lên all các kênh MXH

4. Chia sẻ trên các cộng đồng Facebook
Với cách làm này mang lại hiệu quả rất cao mà ATP đang ứng dụng thành công, với mỗi bài viết chất lượng do mình tạo ra. Bên mình sẽ tìm kiếm các cộng đồng phù hợp để chia sẻ nội dung đó. Từ đó thu hút rất nhiều lượt traffic quan tâm… Có những post làm tốt có thể thu hút được hàng nghìn traffic truy cập.

5. Chia sẻ bài viết trên trang cá nhân Facebook
Nhiều ae SEOer rất ít khi chú trọng hoạt động này. Nhưng nó là kênh dễ dàng nhất mà bạn có thể kiếm soát được nội dung & traffic tiềm năng.

Việc xây dựng những trang cá nhân Facebook kết nối đúng tệp khách hàng tiềm năng khá đơn giản (mặc dù tốn nhiều nguồn lưc). Nhưng bạn nên hiểu Profile Facebook không chỉ giúp bạn trong hoạt động SEO, mà nó còn hữu ích với nhiều hoạt động khác như bán hàng, xây dựng thương hiệu, CSKH…

LỜI KHUYÊN nghiêm túc của mình là mỗi ae nên trang bị cho mình 2-3 nick có full 5000 bạn bè & duy trì tương tác đủ tốt để BUFF traffic khi cần.

Case: mỗi post mình đăng ok có thể kéo được 200-300 traffic truy cập bài viết. (Nếu ae nào chạy ads sẽ biết lượng traffic này đã giúp tiết kiệm cả triệu đồng chi phí quảng cáo)

6. Youtube
Xu hướng người dùng trên Youtube tăng và phát triển theo từng ngày. Traffic đến từ Youtube có tỷ lệ chuyển đổi trên website rất cao (vì được educate tốt)
Đều đường dẫn website trong video Youtube hoặc trong bài viết trên website để tăng tỷ lệ Bounce rate bền vững.

7. Các site vệ tinh
Xây dựng những website có những chủ đề ngách để trở về cho website chính. Build những nội dung hay chất lượng để buff cho website mẹ.

8. Các công cụ kéo view
Các công cụ kéo view cho website chỉ nên làm ở một giai đoạn nào đó cho website, vì làm không khéo rất dễ bị Google phạt. AE có thể tìm kiếm các công cụ nào trên các diễn đàn SEO, group SEO.

Lưu ý: những công cụ này vẫn có tính rủi ro cao vì khi mình sử dụng những công cụ tăng view này thì không phải là những công cụ mang tính chuyển đổi. Nó có thể mang đến cho chúng ta nhũng traffic nhưng tính chuyển đổi thì không có vì đó là những view ảo. Nên cách này chỉ thật sự PHÙ HỢP cho một giai đoạn nào đó thôi!

9. Ebook
Kéo traffic từ ebook cũng là cách đẩy traffic cực kỳ ngon vì ebook có khả năng sử dụng lâu dài, được lan truyền rộng rãi trên digital. Đây là cách rất hay để tăng nhận diện thương hiệu.

10. Slideshare (Linkedin)
Tương tự như ebook thì khi up tài liệu lên Slideshare AE còn được tối ưu SEO ở vị trí cao trên SERP. Đây là một kênh kiếm traffic và tạo brand rất ổn.

11. Xây phễu Email
Email Marketing ở Việt Nam thực sự không phát triển bằng thế giới vì hành vi người dùng VN rất khác. Tuy nhiên không phải là không hiệu quả, vì email có độ phủ rộng chi phí cũng khá thấp (từ vài triệu nếu AE đang làm cá nhân hoặc cho doanh nghiệp vẫn có thể triển khai kênh này).
AE có thể gửi email đã subcribe phễu của mình hoặc gửi cho list mail thu thập từ nơi khác. Bằng cách này AE vẫn có thể có 100-200 traffic vào web mỗi ngày.

12. Phễu Chatbot
Chatbot được cài đặt trên Fanpage để trả lời tự động theo case mình soạn sẵn (chỉ hỗ trợ cho nhân viên nhiều công đoạn, không thể thay thế 100% nv)
Với các Fanpage có lượng inbox lớn (thường là người quan tâm hay KH cũ) AE có thể tận dụng lại lượng KH này để đẩy sale, đẩy traffic về website.
Hiện nay có khá nhiều ứng dụng chatbot như vậy như harafunnel, ATPCare, Smax bot, Manychat, Chatfuel,… #cmt nếu cần mình hỗ trợ phần này
Tỷ lệ click rất cao từ chatbot (vì KH đã nhận diện được chúng ta)

13. Xây phễu Onesignal
Onesignal là phễu push thông báo trên trình duyệt web, khi KH truy cập website của ae có cài thêm phễu này để họ nhận thông báo. Đây cũng là cách để KH truy cập lại website của AE.

14. Backlink, text link,… (mua view từ site khác)
Văn bản nhỏ có chèn link website ( thuê website và treo test link) – nếu có tiền có thể thuê đi landingpage từ các website lớn khác.
Đi link từ những diễn đàn, cộng đồng lớn đăng ký tài khoản và viết bài về nó.

15. Đăng bài PR trên các báo
Các site báo thường có độ trust và lượng page views rất cao.
Chi phí khá cao nên cân nhắc kỹ, chuyển đổi sale k cao, làm brand thì được.

16. Đặt textlink và đăng bài trên các diễn đàn
Chọn các diễn đàn có user thật, có trust, traffic ra vào mỗi ngày để đăng các bài chất link về site.
Thuê đặt text link từ các diễn đàn và cộng đồng lớn.

4 chỉ số quan trọng nhất của làm SEO như mình đã nói đó là Onpage, Nội Dung, Traffic & Backlink.
Tuy nhiên, với cách làm SEO của mình thì mình không chú trọng quá nhiều vào backlink. Vì mình không ưu tiên cho các từ khóa CÓ TÍNH CẠNH TRANH CAO.
Lý giải vì sao không nên tập trung vào từ khóa cạnh tranh cao.
Ex: CTR của 1 từ khóa cạnh tranh (ví dụ “SEO là gì”). Và ít cạnh tranh hơn (“Rút Gọn Link”)

Những kinh nghiệm đi backlink như sau:
– All các cách kéo traffic cho bài viết ở trên có hình thức hỗ trợ backlink cho bài viết rồi.
– Ngoài ra, nên tập trung đi thêm link ở các diễn đàn nên đi tay với các diễn đàn có traffic tốt & chủ đề liên quan (Tâm hiện có danh sách 66 diễn đàn chất đi link miễn phí dành cho ACE quan tâm #inb nhé)
– Đi link ở các site vệ tinh hoặc trao đổi link chéo với nhau (buff cả dàn cùng mạnh)
– Blogspot (web 2.0)
– Sử dụng các phần mềm GSA để bắn link (cách này các chuyên gia làm SEO hay làm. Tuy nhiên mình chưa thực hiện nên không rõ phương pháp để chia sẻ lại bạn)

By Trần Hoàng Ngọc Tâm

Xem bài viết gốc tại: Bí quyết khai thác tối đa hiệu quả website trong kinh doanh
>> Xem cập nhật mới nhất tại Marketing đa kênh tại Đà Nẵng | Dana Agency



source https://quangcaodanang.com/bi-quyet-khai-thac-toi-da-hieu-qua-website-trong-kinh-doanh/

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Josh Masterchef tự sát - Thông tin chính thức chính xác nhất

 Theo thông tin chính thức về việc Josh Masterchef tự sát, mẹ nạn nhân, bà Paulette Mitchell, tận mắt thấy con mình nằm chết trong một con hẻm ở TP Chicago sau lúc 1 người hàng xóm cho biết nhìn thấy anh đi lang thang với 1 khẩu súng, theo luật sư Butler.


Theo đánh giá pháp y bang Illinois ngày 13-10 cũng tuyên bố duyên do mẫu chết cũa Marks là tự vẫn. Theo khảo sát sơ bộ, cảnh sát cho biết chàng trai 26 tuổi này tiêu dùng súng tự bắn vào đầu mình. Cây súng được sắm thấy gần thi hài anh.


Josh Marks từng là đối thủ của Christine Hà trong vòng chung kết cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ mùa thứ ba. Anh gây ấn tượng sâu sắc sở hữu ban giám khảo và khán fake ko chỉ bởi hào kiệt ẩm thực xuất sắc mà còn bởi chiều cao “khủng” – 2,18m. Sau lúc về nhì tại cuộc thi tên tuổi này, Josh khởi đầu tham dự nấu ăn cho các chương trình từ thiện và dự kiến mở 1 trường nấu ăn.


Gia đình Marks kể việc thiếu những cơ sở điều trị sức khỏe thần kinh và việc tiếp cận súng đạn quá thuận tiện là cội nguồn của chiếc chết đau lòng này.


2 người thân và một người bạn của cựu thí sinh cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ mang mặt tại hiện trường và cho biết Josh đang gặp vấn đề có căn bệnh thần kinh phân liệt và chứng rối loàn xúc cảm lưỡng cực.


Chàng trai cao tới 2,1m Marks được chẩn đoán mắc chứng rối loàn lưỡng cực (bipolar disorder) hồi năm ngoái, ngay sau lúc anh giành ngôi Á quân chương trình nấu bếp MasterChef Mỹ mùa thứ ba. Tuần trước, bác sĩ cũng nói anh bị thần kinh phân liệt, CNN dẫn lời Lisa Butler - luật sư của Marks cho biết.


“Cuộc chiến” mang chứng bệnh tâm thần của Marks bắt đầu sau khi anh sở hữu sự nức danh từ ngôi vị á quân MasterChef. &Ldquo;Marks đã bị stress phần nhiều trong khoảng thời gian nó ghi hình chương trình này” – bà Mitchell nói lại. Marks cho biết chính đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay (một trong ba giám khảo của cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ) và sự nghiêm khắc quá mức của ông đã khiếp sợ anh trong suốt thời kì diễn ra cuộc thi và cả thời kì dài sau ấy.


Chính thầy thuốc của chương trình này tuyên bố Marks bị thần kinh phân liệt vào tối 10-10, khiến “nó cảm thấy rất buồn”, theo bà Mitchell.


Tháng 7-2013, Marks từng bị kết tội hành hung vì hỗn chiến có những cảnh sát được chính anh gọi tới hiện trường sau khi tự nổ súng và làm bị thương mặt mình. Anh bị giam tại Quận Cook mà ko được điều trị y tế cũng như cho uống thuốc, theo lời luật sư.


Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Dịch vụ trực tuyến hữu ích không thể bỏ qua trong mùa dịch Covid

Gợi ý 1 số dịch vụ được ưa thích hiện nay mà bạn có thể tham khảo để tránh tối đa việc tiếp xúc với nhiều người, hạn chế lây nhiễm chéo trong bối cảnh Covid-19 đang rất phức tạp. Hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp như hiện nay.

ĐI CHỢ TẠI NHÀ:

  • tiki.vn
  • vinid.net
  • shopee.vn
  • lazada.vn

Chợ, siêu thị,..là 1 trong những nơi có đông người qua lại và có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, vì thế để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nhiều người, bạn nên ưu tiên các dịch vụ mua sắm online thay vì đi siêu thị. Với các trang thương mại điện tử nêu trên đã quá phổ biến nên không cần phải giới thiệu nhiều, việc chọn lựa kênh nào tùy thuộc vào sở thích, thói quen của từng người.

Đi chợ tại nhà tiện dụng

MUA ĐỒ ĂN/UỐNG TẠI NHÀ:

  • now.vn
  • Grab Food
  • baemin.vn

Hiện nay các dịch vụ giao đồ ăn/nước uống đặt qua ứng dụng đã rất phổ biến với chất lượng gần tương đương, vận hành ổn định và thời gian giao hàng nhanh. Các cửa hàng sẽ liên kết với các ứng dụng và danh sách cửa hàng sẽ được hiển thị lên ứng dụng với thực đơn đã đăng ký. Lái xe sẽ thực hiện việc mua đồ ăn/ thức uống từ nhà hàng đến giao tận nơi cho bạn.

KHÁM SỨC KHỎE TẠI NHÀ:

  • eDoctor.io

eDoctor cung cấp dịch vụ xét nghiệm lấy mẫu tại nhà, giúp bạn kiểm tra sức khỏe và theo dõi các chỉ số sức khỏe từ xét nghiệm máu, nước tiểu, phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý nếu có. Ngoài ra eDoctor cũng cung cấp dịch vụ hỏi Bác sĩ từ xa mà không phải tới cơ sở y tế, bệnh viện, tiết kiệm thời gian chờ đợi đồng thời tránh nguy cơ lây nhiễm cao. eDoctor hiện đang là đối tác chiến lược với Trung tâm xét nghiệm Medic Hòa Hảo để cho ra kết quả xét nghiệm đáng tin cậy nhất đạt đầy đủ chứng nhận quốc tế.

HỌC TẠI NHÀ:

  • Hocmai.vn

Không cần phải giới thiệu quá nhiều, nếu là học sinh thì có đến 90% đều biết đến website này. Đây là trang web vô cùng nổi tiếng để học, luyện và ôn thi hiệu quả dành cho các em học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông. Tại đây học sinh có thể xem bài giảng của các thầy cô giáo nổi tiếng nhất.Tại hocmai.vn, đối với mỗi khóa học, các em sẽ được học thử 5 bài giảng miễn phí trước. Sau đó, nếu thấy không phù hợp với phương pháp dạy của thầy/ cô giáo đó, không hiểu bài thì có thể không đăng ký khóa học. Còn nếu các em học thử mà thấy hiểu bài, thích cách dạy của thầy cô thì mới phải trả phí để xem các video tiếp theo.

  • Edumall.vn

Nếu bạn muốn học thêm các kỹ năng mới qua các khóa học ngắn hạn thì Edumall là lựa chọn phù hợp. Bạn có thể học công nghệ thông tin, học marketing, học tiếng Anh,… trên Edumall.Đây cũng là một website học trực tuyến lớn tại Đông Nam Á với đội ngũ hơn 1000 giảng viên nổi tiếng, giàu kinh nghiệm và tận tâm sẽ truyền đạt cho học viên những kiến thức chuyên sâu, chi tiết qua các bài giảng.

  • Topica.edu.vn

Topica được coi là đơn vị dẫn dầu trong lĩnh vực dạy học online trên toàn Đông Nam Á. Họ có vai trò lớn trong việc đưa hình thức học trực tuyến phổ biến ở Việt Nam và thay đổi cái nhìn của mọi người về học online. Đó không còn là hình thức học tại nhà kém chất lượng và không được công nhận nữa, học tại Topica, bạn vẫn có thể nhận được bằng cấp do trường cụ thể và Bộ giáo dục cấp, nó có giá trị và được nhà tuyển dụng chấp nhận.

XEM PHIM TẠI NHÀ:

  • Netflix

Có thể nói Netflix rất phổ biến, người dùng không phải lo ngại đăng ký Netflix mà không có “đất diễn”, bạn có thể xem các nội dụng trên Netflix ở bất kỳ thiết bị thông minh nào, từ tivi đến smartphone, laptop, máy tính bảng,…Netflix có phim lẻ, phim bộ, show truyền hình, phim tài liệu, khoa học,… từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đáng chú ý, tốc độ cập nhật phim tại Việt Nam diễn ra khá nhanh với đầy đủ phụ đề Tiếng Việt, một số phim có hỗ trợ lồng tiếng nữa đấy!

  • FPT Play

FPT Play – Truyền hình internet thế hệ mới đa nền tảng cho phép người dùng “Xem không giới hạn” mọi lúc mọi nơi hơn 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, hàng ngàn phim chiếu rạp đến phim bộ, phim lẻ các nước được cập nhật mới liên tục. Ngoài ra, người dùng còn có thể thỏa sức xem trực tiếp các trận cầu nóng bỏng của giải Ngoại Hạng Anh, các giải thể thao trong nước và quốc tế khác cùng các chương trình ca nhạc, thời trang đình đám được livestream với chất lượng cao.

  • Galaxy Play

Galaxy Play sở hữu thư viện phim gần như bản quyền tại VN gần như lớn nhất từ trước đến nay. Bạn sẽ luôn mãn nhãn khi hưởng đặc quyền thưởng thức sớm nhất tại Galaxy Play các phim Việt chiếu rạp có doanh thu đứng đầu mọi thời đại như “Cua Lại Vợ Bầu”, “Mắt Biếc”, “Gái Già Lắm Chiêu”, “Chị Trợ Lý Của Anh”… Bên cạnh đó, hơn 5.000 phim Hollywood bom tấn và phim châu Á đặc sắc sẽ khiến bạn không thể rời khỏi màn hình đầy cuốn hút. Ngoài ra, Galaxy Play còn cung cấp hơn 8.000 giờ phim bộ tuyển chọn và 500 giờ phim thiếu nhi hấp dẫn đầy vui nhộn, giúp cả gia đình bạn có thời gian giải trí thoải mái nhất.

DU LỊCH TẠI NHÀ:

  • Google Street View

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp thì Google Street View cũng là giải pháp độc đáo dành cho những người yêu thích du lịch. Ứng dụng này của Google cung cấp hầu như hình ảnh 360 độ của mọi địa điểm nổi tiếng trên thế giới. Thậm chí bạn có thể chu du khắp nước Mỹ để mở mang tầm mắt.

TỤ TẬP TẠI NHÀ:

  • FaceTime
  • Facebook Messenger
  • Skype
  • Zoom
  • Zalo

Nhu cầu tám chuyện đối với nhiều người là thiết yếu, ở một mình lâu chịu không nổi, vì vậy những ứng dụng gọi điện nhắn tin bên trên sẽ cực kỳ hữu ích giúp các bạn xả bớt xì trét, căng thẳng khi cứ phải ở nhà cuồng chân cuồng tay mà thèm gặp bạn bè, thậm chí có nhiều người còn ăn nhậu, mừng sinh nhật, hẹn hò thông qua tính năng video call.

By Tran David J2team

{Xem bài nguyên mẫu tại | Coi bài nguyên văn tại | Tham khảo bài viết gốc ở | Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây | Coi thêm tại | Coi thêm ở | Đọc nguyên bài viết tại | Coi nguyên bài viết ở | Xem nguyên bài viết tại } : Dịch vụ trực tuyến hữu ích không thể bỏ qua trong mùa dịch Covid
>> Xem cập nhật mới nhất tại Marketing đa kênh tại Đà Nẵng | Dana Agency



source https://quangcaodanang.com/dich-vu-truc-tuyen-huu-ich-khong-the-bo-qua-trong-mua-dich-covid/

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Một số giải pháp khi lên camp die hàng loạt trong quảng cáo facebook

Sẽ có những thời điểm mà bạn lên camp gì kể cả tương tác, tin nhắn hay chuyển đổi hay bấm nhẹ 1 nút boost post cũng bị gắn cờ, việc này nên xem là 1 chuyện hết sức bình thường với facebook ads. Có 1 số tips từ kinh nghiệm của mình (có thể ko đúng với 1 số trường hợp khác)

1. Việc bạn lên camp auto die hiện tại ít khả năng liên quan đến via của bạn mạnh hay yếu, ip, device của bạn,… dĩ nhiên 3 tiêu chí này phải kiểm tra đầu tiên. Nhưng mọi người chạy quảng cáo facebook đều biết mấy vấn đề này rồi (trừ newbie mới set 1 camp đầu tiên), tuy nhiên:

  • Có những via chạy quảng cáo rất lâu rồi, via nuôi rất khỏe nhưng lên camp hiện tại vẫn gắn cờ như thường, device, ip ok thay cái mới và nuôi như từ đầu, nhưng vẫn gắn cờ như thường
  • Dĩ nhiên những tiêu chí này vẫn phải kiểm tra, nên chuẩn bị cẩn thận nhé. Với riêng mình thì đều dùng via khỏe và ip device đều ok từ trước đến giờ, nên mình loại tiêu chí đó để nói về post này.

2. Vấn đề về thẻ:
Những thẻ visa bất tử hiện tại nếu lên camp đều auto die, ae nên add thêm thẻ visa ảo nếu có, sau khi active camp thì add lại thẻ visa bất tử vào đỡ phí
Nếu bác nào dùng thẻ ảo thì nên để ý các thẻ ảo dạng không định danh, tức là chỉ có mã pin ko có info tên thì tỷ lệ lên camp die cao hơn các thẻ ảo info đầy đủ
Có 1 số case lên thẻ mới lúc đầu lên ok, 2,3 lần sau lên camp khác ở tk mới thì lại gắn cờ, vấn đề này theo mình nó ko phải do thẻ đâu, ae đừng khuyên thay thẻ làm gì vì thẻ đâu ra mà thay lắm thế.

3. Các loại auto die khi lên camp

+ Mua BM mới, lên camp bản nháp chưa đăng die luôn tkqc => 99% die luôn của BM, => cái này khuyến nghị nên xem lại chất lượng BM của bạn mua
+ Mua BM mới, lên camp bản nháp ok, bấm đăng hiện đang xét duyệt , 1 vài giây sau tkqc mới gắn cờ, lúc này phải xác định xem tkqc die vì lý do gì:

  • Case 1: Tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa do hdbt, case này mình thấy hay xảy ra nhất, chỉ là hdbt thì ae cứ mạnh dạn kháng và chắc chắn về, nếu kháng ko về thì share sang nick khác kháng. Nếu mn chạy sạch lên camp bình thường và 1 lúc sau thấy hiện thông báo quảng cáo đã được phê duyệt thì kháng phần trăm rất cao sẽ về, khi về quảng cáo sẽ bị off bấm turn off là active camp cắn tiền như thường, kháng về sẽ về trong 24h nên mn nên chuẩn bị việc lên nhiều tk để căn thời gian active camp ko ảnh hưởng đến kết hoạch kinh doanh
  • Case 2: Loại này mình thấy ít xảy ra nếu lên camp bình thường, đó là die tài khoản quảng cáo => dĩ nhiên là die cả Bm. Lúc này thì chỉ còn cách kháng nhưng % hên xui rất cao vì sẽ có loại BM phải xác minh mới kháng được, còn nếu BM kháng được thì phải đợi 1 thời gian nhanh là 1-2 ngày lâu là vài tuần đến vài tháng để case báo là tk BM về. Tips là cứ bình tĩnh kháng và lên tài khoản khác thôi. Tuy nhiên nếu BM về và tkqc active ok thì BM sẽ cực khỏe nhé

Vấn đề lên camp theo kinh nghiệm của mình thì phải lên nhiều tài khoản trong thời gian dài mới ra được vấn đề. Vì có rất nhiều anh em chạy sạch nhưng lên camp vẫn auto die như thường, nên đừng mất công lên hỏi tut làm gì các ae lại share bảo check lại via, device thôi (những câu đó hiện tại mình thấy khá vô ích vì chả giải quyết được vấn đề lên camp đâu, nó do thời điểm hiện tại chung rồi

Đã test kể cả camp sạch ko phải chuyển đổi thì việc nhân nhóm ở thời điểm hiện tại cũng sẽ làm tkqc dễ có khả năng auto gắn cờ vì vpcs, nên tốt nhất đừng nhân nhóm làm gì. Nếu muốn tăng ngân sách, hãy tăng luôn ở trong ads set đã active
Chung quy cũng chỉ là lên nhiều tk => kháng => lặp lại việc đó, căn cho đúng điểm rơi các tk active để có kế hoạch kinh doanh phù hợp nhé.

Đôi dòng lảm nhảm thôi, chúc anh em nghìn đơn.

By Duy Khánh Marketer

{Xem bài nguyên mẫu tại | Coi bài nguyên văn tại | Tham khảo bài viết gốc ở | Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây | Coi thêm tại | Coi thêm ở | Đọc nguyên bài viết tại | Coi nguyên bài viết ở | Xem nguyên bài viết tại } : Một số giải pháp khi lên camp die hàng loạt trong quảng cáo facebook
>> Xem cập nhật mới nhất tại Marketing đa kênh tại Đà Nẵng | Dana Agency



source https://quangcaodanang.com/mot-so-giai-phap-khi-len-camp-die-hang-loat-trong-quang-cao-facebook/

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Nhượng quyền thương hiệu – Góc nhìn người trong cuộc

“Anh không cần lo đâu, toàn bộ quy trình bên em đã chuẩn hóa hết rồi”
“Mỗi tháng anh sẽ thu về lợi nhuận khoảng XX triệu, vận hành đã có em lo, anh không cần làm gì cả”
“Bên em có hơn trăm đối tác khắp VN, nếu sản phẩm em không tốt và không lợi nhuận liệu có thể có nhiều đối tác thế không?”

Thường thì khi các anh chị em có dự định mua nhượng quyền thương hiệu sẽ nghe những câu dạng thế này rất nhiều. Hông có gì bán dễ như bán nhượng quyền cho các anh em thừa tiền. Đánh vào tâm lý làm ít ăn nhiều, muốn ăn sẵn và ăn dễ dàng. Rất nhiều cạm bẫy trong nhượng quyền đã khéo léo được che đậy. Trong bài viết này tui sẽ đóng vai bác thợ săn hoàn lương, đi bới từng cái bẫy đó lên cho các anh chị em xem và ngẫm hén.

Người mua nhượng quyền, họ là ai?
Người ấy là ai ai ai ái?
Là tui, là các anh chị em chứ ai nữa.

Những người tay ngang vào ngành, không có nhiều kiến thức và trải nghiệm mới đi mua nhượng quyền chớ.
Bỏ tiền ra để giảm thiểu rủi ro kinh doanh bằng niềm tin vào những thương hiệu “đang có vẻ thành công” trên thị trường đúng không?
Chứ nếu có kinh nghiệm thì tự xây brand riêng, ai cần mua nhượng quyền làm gì đúng không?
Tiền chứ đâu phải lá đa đâu mà nói bỏ ra là bỏ.
(Hí hí, nói vậy thôi chứ lá đa toàn là công sức chắt chiu tích góp bao năm đi làm mướn đó)
Đa phần là những anh chị em dành dụm với giấc mơ sở hữu một cái-gì-đó cho riêng mình.
Nhưng mà hãy cẩn thận, kẻo sụp bẫy lúc nào không hay.
Bẫy ở đây không chỉ là bẫy của nhà bán nhượng quyền mà còn là cả bẫy của thị trường nữa.
(Huhu, thân cò đi mua nhượng quyền sao khổ dữ thần nè)

Cạm bẫy sở hữu nhượng quyền thương hiệu

Hông có tự nhiên mà mấy brand lớn, lâu năm và có đơn vị chủ quản lâu đời lại thu phí nhượng quyền cao hơn hẳn so với thị trường phổ thông.
Ông bà mình nói rồi,
Cái gì cũng có giá của nó, tiền nào của đó mà.
(Huhu, nghe câu này nhớ ông bà quá)
Hãy cẩn thận với thương hiệu mà bạn “mua”, bởi vì chưa chắc người “bán” đã sở hữu nó. Cái này đặc biệt lưu ý với những sản phẩm có tính Trendy (xu hướng) ngắn hạn, đâu đó khoảng 12 tháng.
(Nhìn lại mô hình mỳ cay, trà chanh chém gió (SG), Bún đậu mắm tôm (SG) sẽ rõ liền hen)
Cái thương hiệu các anh chị em mua mà tuổi đời dưới 2 năm thì chắc mẻm là “mua non” rồi. Tại vì cần tới 24 tháng thì Cục sở hữu trí tuệ (cái chỗ mà bảo hộ thương hiệu đó) mới cấp giấy cho người đăng ký.
Nếu mà trong 24 tháng có thằng nhận vơ cái này là của tao thì lúc đó phải xem xét phán xử nữa.
Cái này tui gặp rồi, tui đăng ký từ đời nào nhưng đợt làm truyền thông rầm rộ là có người nộp hồ sơ lên cục nhận thương hiệu HSTL. Cục họ gọi cho tui thì tui mới biết là có cách làm ăn hay ghê vậy đó.
Nó giống như anh chị em mình mua căn nhà mà đang tranh chấp vậy đó. Mua đã rồi, chồng tiền hết rồi cái xong sáng mai thằng “Chủ mới” tới đòi nhà, còn thằng cầm tiền mình thì ò í e
“Thuê bao quý khách vừa gọi đang đi uống bia, xin quý khách đừng bao giờ gọi nữa…”
Ủa rồi lúc đó làm sao?
Khó đỡ quá, tui cũng hông biết làm sao luôn.
Bởi vậy nếu tránh được thì tránh hén. Có mua nhớ yêu cầu họ cung cấp đầy đủ phần Chứng nhận đó hén. Đỡ phải “Một sáng mai thức dậy, thấy tiền mình nhẹ tênh…”

Cạm bẫy Marketing trong nhượng quyền thương hiệu

Thoát được cái hố số một, đang hí hửng thì cẩn thận lọt tiếp cái lỗ số hai nha.
Cái bẫy này mang tên là Marketing.
Khi mua nhượng quyền, dù nói với bạn bằng lời hay bằng hình ảnh, clip. Thông được phổ biến nhất sẽ là khách đông nghịt, quán không còn chỗ chen chân.
Tức là tiền đó, tiền đang xếp hàng nhúc nhúc chờ chui vô túi của mình đó.
(Hehe, nhìn khách đông ai mà hông ham đúng không)

NHƯỢNG QUYỀN - gomsunhatbanshino

Các anh chị em sẽ được chào mời bằng những Chương trình MKT, Truyền thông hấp dẫn cùng niềm tin rằng mọi thứ đều đã có trong quy trình. Đồng nghĩa với việc chúng ta chả cần làm gì cả, khách hàng sẽ tự xếp hàng cho mình thịt.
Anh ơi, hãy thịt em đi. Em có nhiều tiền nè.
Anh ơi, ví của em đây, hãy chiếm lấy nó đi.
Thẻ đây anh ơi, cà xả ga đi anh ơi…
Nghe thích hén, nhưng ẩn đằng sau đó lại là sự phụ thuộc. Hay nói đúng hơn là lệ thuộc.
Tiền đầu tư của bạn (hay còn gọi là lá đa) sẽ được đạt cược vào đội MKT của họ.
Nếu họ làm không tốt, bạn mất tiền, mất cửa hàng.
Còn phần đối tác thì sao? Họ sẽ mất gì?
Không gì cả, một cửa hàng đóng lại, vài cái mới mở ra. Với họ chỉ đơn giản là một đối tác xin dừng cuộc chơi.

Thực tế là có nhiều bạn mua nhượng quyền nhưng kinh doanh không ổn (gần nhất là trà chanh) và hỏi nhờ sự tư vấn của tui. Tui cũng muốn giúp lắm, nhưng thật ra giúp thì lại dở.
Vì sao?
Tại vì cho dù bạn có đầu tư thêm tiền (để thoát lỗ) thì thật ra bạn đang dùng tiền túi của mình để nuôi thương hiệu của người khác. Việc đó đáng ra là của đối tác bạn đã mua nhượng quyền.
Một hệ thống nhượng quyền mà để đối tác chết đuối thì không thể là một hệ thống bền vững được. Nên nếu có mua thì hãy hỏi về những ca đã đuối nước, đừng chỉ nhìn vào thành công không thôi.
Cho nên các anh chị em đừng như thế, đã mua nhượng quyền rồi còn phải bỏ thêm chi phí chạy quảng cáo cho người ta.
(Huhu, tiền…à lá đa nào chịu cho thấu)

Hãy hiểu giá trị của mình trong hoạt động kinh doanh

Chủ thương hiệu cần gì ở chúng ta, các anh chị em biết không?
Quá dễ đúng không? Tất nhiên là cần tiền rồi.
Chính là tiền, giúp họ phát triển nhanh hơn, trông có vẻ lớn hơn, bự hơn và uy tín hơn. Những hình ảnh về mở chuỗi liên tục, hình ảnh khách hàng (ở 1 vài quán) đông đúc sẽ kích thích lòng tham lam trắc ẩn trong bạn và…. BÙM.
Bạn bị chốt sale lúc nào hông có hay luôn. Ghê chưa ghê chưa?
Hiểu nôm na là tiền của bạn, quán của bạn và thành công của bạn (nếu có) chính là nguyên liệu để họ phát triển (hoặc săn bắn) thêm nhiều đối tác (giống bạn) nữa.
Hu hu sao nghe nguy hiểm dị, vậy giờ phải làm sao?
Giải pháp: Chọn đúng người
Hãy tỉnh táo và biết mình đang làm việc cùng với ai. Là một con người cụ thể nào chứ không phải một công ty gì đó mới thành lập.
Nhiều người tinh vi hơn còn mua lại công ty cũ thành lập lâu rồi cho nhìn nó uy tín nữa kìa.
Vì sao vậy.
Tại vì con người thì còn biết là ai chứ bạn làm với công ty, rồi khi sản phẩm hết trend hoặc một sớm mai thức giấc họ chốt lời thì tự dưng bạn như bị đem con bỏ chợ.
Hãy nhớ rằng, chủ sở hữu chuỗi có thể bán thương hiệu, gom tiền và nhập vai Aquaman lặn sâu dưới 7 đại dương bất kỳ lúc nào. Bạn không thể biết được điều này.
Tất nhiên là khi lỗ mới thế chứ chả ai đi bán lúc đang lời cả đúng không? (Hé hé trừ khi là quá được giá)
Bởi vậy,
Hãy hợp tác với một người thực sự gắn kết lâu dài với ngành FnB, không phải một công ty hay tổ chức mà chưa bao giờ bạn nghe đến.

Chọn kỹ sản phẩm, vẽ trước đường lui trong kinh doanh

Những sản phẩm trend là cực kỳ nguy hiểm. Thực tế đã chứng minh rồi, tui không cần chứng minh lại nữa. Người chết vì sản phẩm trend thì hằng hà sa số như lá trên cây rồi.
(Cây me nha, lá bao nhỏ bao nhiều luôn há há)
Hãy hỏi họ về phương án xử lý khi thất bại, đảm bảo rằng họ không bỏ mặc bạn đến khi đuối vốn.
Họ có mua lại điểm kinh doanh của bạn không?
Mức độ cam kết và hỗ trợ của họ như thế nào?
Đừng xem thường những cái này, chúng ta thường quyết định vì nhìn thấy cơ hội nhưng bỏ cuộc vì những rủi ro nấp mình khéo léo.

Nên nhớ tiền là tiền của bạn, nếu bạn thắng thì họ cũng thắng nhưng nếu bạn thua, họ chẳng mất gì cả. Đừng nghĩ họ mất uy tín. Chỉ cần vài lý do về quy trình và đối tác vận hành, câu chuyện thất bại của bạn sẽ trôi phăng đi như Omo đánh bay vết bẩn.
Một kế hoạch Marketing đẹp trai
Quan trọng tiếp là kế hoạch Marketing. Thiếu cái này là chết chắc. Chắc chắn luôn.
Vì sao.
Vì sản phẩm và quy trình thường khi đóng gói thường là đã chuẩn hóa rồi, bạn không thể (hoặc rất ít) có thể tác động vào. Riêng cái phần Marketing thì rất là vô thường như cõi nhân sinh.
Cần phải cụ thể hóa hỗ trợ MKT là hỗ trợ như thế nào, lộ trình, nội dung công việc ra sao.
Hỗ trợ không phải là vài bài đăng trên Fanpage và chạy vài mẩu ads. Một kế hoạch nhìn đỡ lo lắng là một kế hoạch mà đã có lộ trình về các chương trình tổ chức.
Cuối tuần làm gì?
Tháng này làm gì?
Tháng sau làm gì?
Các dịp lễ, event sắp tới sẽ làm gì.
Sale như nào, khuyến mãi ra sao?
Bao lâu hỗ trợ điểm bán một lần?
Khi bạn khai trương thì các hoạt động tại chỗ sẽ là gì?
Không có tự nhiên mấy brand lớn họ còn thu thêm 2-4% là phí Marketing đâu. Mình nhìn rõ ra sớm thì rủi ro nó cũng lộ ra, đặng mình còn biết đường mà né chớ.
Đừng có ôm phản lao ra biển xong rồi đuối nước mới hỏi “Giờ sao nữa” thì tui cũng chịu luôn, câu đó khó quá. Hổng có giải nổi.
Chặng đường kiếm tiền, thật quá gian nan! Nhưng thành quả thì hoàn toàn xứng đáng!

Đôi dòng chia sẻ của tui không phải để cản các anh chị mua nhượng quyền, xúi các anh chị tự xây tự làm cho riêng mình đâu nha.
Mà là để các anh chị em nhà mình nếu có muốn gia nhập ngành, thì nên chú ý những điểm này. Tránh voi thì đâu có xấu mặt nào đúng không?

Không cần phải đập đầu vô tường hay đút tay vô ổ điện mới học và rút kinh nghiệm được. Đọc hết bài này là đỡ tốn vài chục, vài trăm củ (khoai lang) và cơ số thời gian cho đầu tư nhượng quyền rồi.
Còn đối với các anh chị nào đang bán nhượng quyền, mong rằng anh chị có thể xây dựng được đội nhóm tốt hơn để đối tác có thể bớt Hoang Mang (Hồ Quỳnh Hương) và cộng tác lâu dài đôi bên cùng chiến thắng.
Còn ai đang kinh doanh dòng tiền, mở chuỗi ồ ạt để đẩy mạnh thương hiệu với tư duy “tiền thiên hạ chẳng mất gì” thì hãy buông tha cho chúng em.
Chúng em nghèo lắm, chắt chiu được đôi ba đồng để tạo dựng sự nghiệp nho nhỏ mua sữa cho con mua ghế massage cho bố mẹ.
Đừng lấy tiền chúng em phục vụ “mục tiêu phát triển” thì tội chúng em lắm huhu.

By Thông Phan Ecomerce

{Xem bài nguyên mẫu tại | Coi bài nguyên văn tại | Tham khảo bài viết gốc ở | Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây | Coi thêm tại | Coi thêm ở | Đọc nguyên bài viết tại | Coi nguyên bài viết ở | Xem nguyên bài viết tại } : Nhượng quyền thương hiệu – Góc nhìn người trong cuộc
>> Xem cập nhật mới nhất tại Marketing đa kênh tại Đà Nẵng | Dana Agency



source https://quangcaodanang.com/nhuong-quyen-thuong-hieu-goc-nhin-nguoi-trong-cuoc/